Gia sư môn Lý lớp 9 quận Long Biên luyện thi giỏi

Thời cấp 2, có lẽ đối với một số bạn, môn học “bắt nạt” học sinh nhất chẳng phải Toán mà cũng chẳng phải Văn thay vào đó là môn Vật Lý. Tuy môn học này không có trong kì thi xét tuyển cấp ba nhưng lại gắn bó với quãng đời học sinh từ cấp 2 lên cấp 3. Vật Lý là môn một học khó không kém gì Toán, có nhiều lý thuyết trừu tượng nên nhiều em học sinh cảm thấy khô khan, khó hiểu, không có hứng thú học. Đối với các em lớp 9, là năm cuối cấp cần cố gắng đạt điểm tổng kết chung từ khá trở lên để kết thúc 4 năm cấp hai không nuối tiếc và bước vào cấp 3 với một khởi đầu tốt đẹp. Vậy nên, các em vẫn cần phải hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra trên lớp, các kì thi môn Vật Lý do trường tổ chức để có điểm đánh giá. Nhu cầu học thêm tại nhà môn Vật Lý cũng dần tăng lên, rất nhiều gia đình cần tìm một gia sư môn Lý.

Tóm tắt kiến thức Vật Lý 9

Vật Lý 9 bao gồm 4 chương quan trọng là: Điện học, điện từ học, quang học và sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Điện học

Ở chương này có nhiều công thức cũng như lý thuyết liên quan đến cường độ dòng điện, hiệu điện thế, định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song,... Các nội dung kiến thức khá nặng và rất quan trọng. Hơn thế nữa, các dạng bài của chương này cũng rất phong phú,nhiều bài tập từ dễ đến khó. Các đề thi kiểm tra học kì I có nhiều câu hỏi liên quan đến chương này, các em học sinh muốn điểm cao phải nghe giảng thật kỹ, nhớ các công thức chính xác, rèn nhiều bài tập. 

Điện từ học

Các em sẽ được làm quen với những thuật ngữ liên quan đến nam châm như từ phổ, từ trường, đường sức từ, lực điện từ,...Chương này có phần trừu tượng và nhiều lý thuyết có thể lạ lẫm với các em. Tuy không có nhiều công thức như chương I nhưng các em phải biết áp dụng các quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái để biết cách vẽ chiều dòng điện. 

Quang học

Cũng giống như chương III, ở chương này không có quá nhiều công thức, các em sẽ được học các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, máy ảnh và mắt. Dạng bài tập phổ biến của chương học này là vẽ ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì và tính tiêu cự của thấu kính, xác định độ cao của vật hoặc ảnh. Để làm được các dạng bài các em cần nắm được các công thức thấu kính, những quy tắc dựng ảnh.

Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Chương này gồm nhiều lý thuyết liên quan tới các dạng năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng, định luật bảo toàn năng lượng, nhiệt điện, thủy điện. Nhìn chung, chương này không có nhiều công thức, các em chỉ mới tiếp cận kiến thức ở mức cơ bản, có nhiều kiến thức thực tế không gây quá nhiều khó khăn cho các em trong quá trình học. 

Ở cấp 2, các em chỉ được học ở mức cơ bản nhưng lên cấp 3 đây là một chương quan trọng, các kiến thức càng nâng lên một trình độ mới. Muốn học tốt Vật Lý cấp 3 các em không thể xem thường các kiến thức đã học ở cấp 2. 

4 khung giờ vàng học tập Vật Lý hiệu quả

Với một môn vừa đòi hỏi khả năng ghi nhớ tốt, vừa đòi hỏi tư duy logic, suy luận, tính toán như Vật Lý thì việc chọn thời gian học là rất cần thiết. Dưới đây là bốn khung giờ học tập mang lại hiệu quả cao đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm chứng:

4h30-6h: Học lý thuyết

Theo như nghiên cứu, trong khoảng thời gian này não bộ có xu hướng hoạt động mạnh nhất, khả năng ghi nhớ tốt hơn và nhanh hơn sẽ thuận lợi cho việc học lý thuyết. Hơn thế nữa, vào khoảng thời gian này, ánh sáng mặt trời rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của mọi người. Không gian yên tĩnh, trong lành giúp các em tập trung học hơn bao giờ hết.

Hiện nay, đa số các em học sinh thức đêm, ăn ngủ chưa được khoa học, hợp lý, hay thức thâu đêm nên việc dậy sớm như vậy thật sự rất khó. Nhưng thức dậy sớm chính là thói quen của người thành công, rất đáng thử. Hãy thử một lần dậy sớm mở sách vở học bài, xem lại những kiến thức đã học, các em sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

7h15p-10h: Học các môn xã hội, ngoại ngữ

Các môn khoa học xã hội đòi hỏi ý tưởng sáng tạo nhiều hơn thay vì tư duy logic nên thời điểm này rất thích hợp để học. Đây là khoảng thời gian các em tràn đầy năng lượng, bộ não dễ bị kích thích, trạng thái khả năng tư duy cũng tốt  nhất, mọi giác quan được huy động. Các em hãy tận dụng khoảng thời gian này để ghi nhớ, học những kiến thức liên quan đến các môn xã hội, ngoại ngữ.

14h-16h30p: Học các môn tự nhiên

Buổi chiều là thời gian thích hợp để các em học các môn tự nhiên đòi hỏi tính logic, suy luận như Vật Lý. Vào khoảng thời gian này, não bộ hoạt động nhiều nhất, giúp các em suy luận, tư duy một cách chính xác, nhanh nhạy, hiểu vấn đề một cách tường tận.

19h45p-23h-30p: Học các môn tính toán nhiều

Đây là khoảng thời gian cuối ngày, não bộ trong trạng thái mệt mỏi không thể dung nạp thêm những kiến thức phức tạp hay các môn học thuộc nhiều. Thay vào đó, các em hãy rèn luyện những bài tập Vật Lý cơ bản không phải nhớ nhiều. Các bài tập tính toán đơn giản sẽ giúp các em tỉnh táo hơn và não bộ dễ chịu hơn.

Những lưu ý dành cho gia sư dạy Vật Lý lớp 9

Hạn chế sử dụng điện thoại

Nhiều em học sinh có những phản ánh rằng gia sư trong buổi chỉ ngồi lướt điện thoại, không giảng dạy gì nhiều khiến việc học của các em không đạt hiệu quả, thậm chí là mất thời gian. Vậy nên, trong giờ học, gia sư nên để điện thoại ở chế độ im lặng, tập trung vào bài giảng của mình để các em học sinh hiểu bài. Cả gia sư và học sinh nên hạn chế sử dụng điện thoại trong giờ học để tránh gián đoạn giờ học, mất tập trung, việc học theo đúng lộ trình.

Dạy bám sát sách giáo khoa

Chương trình sách giáo khoa tổng hợp đầy đủ các kiến thức cơ bản xuất hiện trong các bài kiểm tra, đề thi quan trọng. Gia sư đi dạy cần bám sát chương trình sách giáo khoa để đảm bảo dạy đủ kiến thức, không bỏ sót vấn đề nào. Tùy vào nhu cầu của các em mà gia sư có hoặc không cần mở rộng phạm vi kiến thức. Nếu các em muốn đạt các điểm 9, 10 thì gia sư cần dạy thêm những kiến thức nâng cao hơn sách giáo khoa, làm thêm các dạng bài tập khó. Còn nếu các em chỉ muốn học cơ bản thì gia sư dạy bám sát sách giáo khoa, dành nhiều thời gian để tổng ôn, làm các dạng bài tập.

Ngoan ngoãn, lễ phép với phụ huynh

Sự tin tưởng của gia sư là một trong những yếu tố rất quan trọng để gia sư có động lực đi dạy. Phụ huynh nào cũng thích một gia sư có đạo đức tốt. Đặc biệt đối với các bạn gia sư là sinh viên, khoảng cách tuổi giữa gia sư và phụ huynh không phải con số nhỏ nên gia sư cần có thái độ tôn trọng, ngoan ngoãn, lễ phép với họ. 

Môn học cũng có đem đến cho các em học sinh nhiều kiến thức xã hội, đời sống bổ ích. Nếu các em không chịu học, không chăm chỉ, cố gắng thì môn học nào cũng trở nên đáng sợ, khó khăn không chỉ riêng mình môn Vật Lý 9. Hơn thế nữa, các em lớp 9 đã là năm cuối cấp, không còn thời gian trì hoãn, chơi bời mà cần bắt đầu nghiêm túc học hành để sau này khi ra trường các em không phải hối tiếc.

Đọc thêm: Gia Sư Sư Phạm Hà Nội